Thanh tra tỉnh theo quy định cũ
Thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Thanh tra 1990, theo đó:
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là cơ quan của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, và sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương gồm có: Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra và thanh tra viên.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp đề nghị, Tổng thanh tra Nhà nước quyết định.
Trên đây là tư vấn về thanh tra tỉnh theo Pháp lệnh Thanh tra 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?