Dây chuyền kiểm định là gì?
Theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay thì các tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP thì dây chuyền kiểm định được hiểu là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra.
Cũng theo quy định tại quy định này thì dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:
- Dây chuyền kiểm định loại I: Là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg.
- Dây chuyền kiểm định loại II: Là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.
Các dây chuyền kiểm định xe cơ giới của các đơn vị đăng kiểm phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?