Xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu có thực hiện việc kiểm tra nhưng chưa có thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra theo quy định;
b) Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung một trong các loại giấy tờ: giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc bản thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm cấp cho lô hàng thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng một trong các loại giấy tờ giả: giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế hoặc bản thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm cấp cho lô hàng thực phẩm xuất khẩu.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu đã được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhưng chưa có thông báo kết quả xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu không được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?