Lấn, chiếm đất đai bị phạt bao nhiêu tiền?
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn, chiếm đất đai.
Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì:
- Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
- Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Mọi hành vi lấn, chiếm đất đai đều bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì hành vi lấn, chiếm đất đai sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm và khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm và khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm và khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
Do dự kiện bạn cung cấp cho chúng tôi không đủ để xác định mức phạt đối với trường hợp cụ thể. Do đó, bạn tham khảo các mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai tương ứng với các trường hợp trên đây để áo dụng cho đúng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?