Công ty được coi là có sử dụng nhiều lao động nữ khi nào?

Tôi thấy trong Bộ luật lao động có quy định là giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế. Làm tôi đang thắc mắc một doanh nghiệp sẽ được coi là có sử dụng nhiều lao động nữ khi nào? Sử dụng 100, 200 lao động nữ là nhiều hay sử dụng bao nhiêu lao động nữ mới được gọi là nhiều?

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Bộ luật lao động 2012 thì Nhà nước có chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp nói riêng và người sử dụng lao động nói chung có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

Trong đó, muốn được giảm thuế trong trường hợp này thì bắt buộc doanh nghiệp phải chứng minh được rằng doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 85/2015/NĐ-CP thì một doanh nghiệp được coi là có sử dụng nhiều lao động nữ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động;

- Sử dụng từ trên 100 đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động;

- Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 85/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

- Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC thì các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Lao động nữ
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ mang thai cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin tạm hoãn hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có bắt buộc tặng quà vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 cho lao động nữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa bao nhiêu lần, mỗi lần tối đa bao nhiêu ngày để đi khám thai theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con cần đáp ứng điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Thư Viện Pháp Luật
190 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lao động nữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lao động nữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào