Dì ruột có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
"1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này."
Như vậy, người bị cưỡng ép kết hôn có quyền tự mình yêu cầu cá nhân hủy kết hôn trái pháp luật.
Tại Khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo như quy định trên thì dì ruột không có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp này chị có thể khuyên cháu của mình nhờ sợ giúp đỡ của Hội liên hiệp phụ nữ ở địa phương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về gia đình để can thiệp và giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?