Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với NLĐ nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi đã hết thì có đương nhiên hết tội không?
Bạn đã làm đúng khi không xử lý kỷ luật đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể:
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nuôi con đẻ dưới 12 tháng tuổi;
- Nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình dưới 12 tháng tuổi;
- Nuôi đứa trẻ mang thai hộ dưới 12 tháng tuổi đối với người lao động là người mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định: Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
=> Như vậy, bạn có thể an tâm làm theo quy định, ngay khi người lao động nữ vi phạm đó hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì phía công ty bạn có thời hạn 60 ngày để tiến hành xử lý kỷ luật người lao động nữ vi phạm đó nhé.
** Lưu ý: Tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?