Lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Tôi đang tìm hiểu về các bảo vật quốc để phục vụ cho nhu cầu công việc. Tôi có nghe nói có thể đề nghị công nhận bảo vật quốc gia vì tôi cũng có sưu tầm vài món đồ quý muốn được công nhận. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi việc lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn. Hoàng Minh (090***)

Việc lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia được quy định tại Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

1. Hiện vật là di vật, cổ vật được lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia là hiện vật đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và đã được đăng ký theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

2. Hiện vật đang có tranh chấp về quyền sở hữu chỉ được lập hồ sơ đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia sau khi đã xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp.

3. Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (sau đây gọi là Hồ sơ hiện vật) bao gồm:

a) Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;

c) Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);

d) Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;

đ) Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Hồ sơ hiện vật được lập thành 04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

6. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý hiện vật chịu trách nhiệm lập Hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Hồ sơ hiện vật phải bảo đảm tính chính xác, trung thực và các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

7. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân lập Hồ sơ hiện vật khi được tổ chức, cá nhân đề nghị.

Trên đây là nội dung quy định về việc lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào