Bảo kê tại chợ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mẹ tôi là một tiểu thương tại chợ đầu mối, vừa qua tôi có dịp đi cùng mẹ ra chợ, hôm đó có 3 người đàn ông cao to, da rám nắng, gương mặt hung dữ, đến hỏi thu tiền, mẹ tôi không nói nhiều mà đưa ngay. Sau khi dò hỏi, mẹ nói đưa tiền cho êm chuyện mà buôn bán nếu không sẽ bị chửi, phá đồ thậm chí đe dọa này kia, không chỉ mình mẹ tôi mà những người tiểu thương buôn bán tại chợ mỗi ngày đều phải nộp tiền cho bọn họ, buôn bán khó khăn lắm mới lời chút ít thế mà bọn họ lại ăn trên mồ hôi nước mắt của những người lao động chân chính như mẹ tôi. Tôi rất bức xúc, cho tôi hỏi, nếu báo công an thì họ sẽ bị xử phạt về tội gì? Bị xử phạt như thế nào? Tiểu Loan (***@gmail.com)

Hành vi bảo kê tại chợ là uy hiếp tinh thần của những tiểu thương tại chợ bằng những thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực (cử chỉ, hành động, lời nói, thậm chí là phá hoại tài sản,..) buộc những người tiểu thương phải nộp tiền.

Theo đó, xét về mặt pháp lý, căn cứ theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

==> Như vậy, theo quy định trên thì hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt lên đến 20 năm tù, đồng thời bị xử phạt hành chính lên đến 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

Hơn hết bạn nên báo công an để kịp thời can thiệp, chặn ngay những hành vi bảo kê, để những người tiểu thương buôn bán tại chợ có thể hưởng tốt nhất thành quả mà họ làm ra.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
231 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào