Ai là chủ sở hữu tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 thì sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là: 1.390.000 đồng/tháng.
Suy ra, quy định mười lần mức lương cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể là: 13.900.000 đồng.
Như vậy, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên cụ thể như sau:
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 13.900.000 đồng thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
- Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn 13.900.000 đồng thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng 13.900.000 đồng và 50% giá trị của phần vượt quá 13.900.000 đồng.
50% còn lại của phần vượt quá 13.900.000 đồng thuộc về Nhà nước.
- Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước.
Người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?