Xe cấp cứu được ưu tiên trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định:
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới. Theo đó, khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
=> Như vậy, có thể khẳng định khi di chuyển, xe cứu thương được ưu tiên khi đang chở bệnh nhân cấp cứu; Đi đón bệnh nhân cấp cứu; Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phòng và dập tắt các dịch bệnh ở xa bệnh viện.
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định trường hợp xe cứu thương sử dụng tín hiệu ưu tiên không đúng như sau:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
Theo đó, ngoài việc bị xử phạt như trên, nếu xe cứu thương không thực hiện nhiệm vụ mà vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ thì sẽ có thể bị xem xét trách nhiệm phù hợp với từng hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?