Lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch là bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch thực hiện theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định người yêu cầu chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định của pháp luật.
Do đó, người yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch phải nộp lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định của pháp luật.
Mức thu lệ phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC thì Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực hợp đồng, giao dịch là 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
Pháp luật đồng thời quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP thì không phải nộp phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?