Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ

Chúng tôi muốn xin giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ thì phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ bao gồm các loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật ạ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Khoản 5 Điều 18 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ được xác định là một công việc bức xạ.

Mặt khác, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ các trường hợp dưới đây không phải xin cấp giấy phép:

- Sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ có hoạt độ từ mức miễn trừ cấp phép trở xuống;

- Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ thuộc danh mục không phải xin cấp giấy phép.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ phải có giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

- Tổ chức có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì được cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

- Cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 75 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì được cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

Các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện trên đây và có nhu cầu xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ thì phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 76 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 thì hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ gồm các tài liệu sau:

- Đơn xin cấp giấy phép;

- Số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và mục đích sử dụng của chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về nhân lực; kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân lực;

- Báo cáo đánh giá an toàn hoặc báo cáo phân tích an toàn đối với từng công việc bức xạ cụ thể;

- Quy trình bảo đảm chất lượng;

- Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân đối với từng công việc bức xạ cụ thể;

- Dự kiến hệ thống hồ sơ lưu giữ và hệ thống báo cáo.

- Bản đồ khu vực thăm dò, khai thác, chế biến quặng;

- Dự kiến địa điểm lưu giữ chất thải của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến; phương pháp và thiết bị xử lý chất thải;

- Dự kiến các biện pháp, kế hoạch phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn và toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào