Vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ, có phạm tội lừa đảo?
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
...
Như vậy, hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản.
Trong trường hợp của bạn, quan hệ vay mượn ở đây là quan hệ dân sự, cả bên vay và bên cho vay đều có thỏa thuận về việc trả lãi và có tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không có thủ đoạn gian dối ở đây. Do đó, bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về mức lãi suất cho vay chúng tôi nhận thấy rằng, bên cho vay đã vi phạm về mức lãi suất trong hợp đồng vay. Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn vay 200 triệu nên khoản tiền lãi sẽ không vượt quá 40 triệu đồng/năm. Bạn và phía bên cho vay thỏa thuận lãi suất đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó. Ở đây, bên cho vay đã có dấu hiệu vi phạm quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, để bảo vệ tốt quyền lợi cho bạn bạn nên trình báo với cơ quan công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?