Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong xử lý phản ánh, kiến nghị
Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trong xử lý phản ánh, kiến nghị quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, cụ thể như sau:
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 16 Nghị định này, Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ còn có trách nhiệm:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý dứt điểm, kịp thời và đúng thẩm quyền những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ phát hiện và yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý những quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau và các cơ quan này không thống nhất được về phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị; những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?