Làm rõ quy định về sự kiện bất khả kháng
Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 hay tại Khoản 14 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 thì đều có quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, theo quy định này thì có thể thấy một sự kiện chỉ được coi là sự kiện bất khả kháng khi sự kiện đó hội tụ đủ ba yếu tố sau đây:
- Thứ nhất, sự kiện đó phải xảy ra một cách khách quan;
- Thứ hai, sự kiện đó phải không lường trước được;
- Thứ ba, sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, từ quy định và phân tích trên thì có thể thấy không phải cứ có thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán thì sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng bạn nhé, bởi một sự kiện chỉ được coi là sự kiện bất khả kháng nếu nó hội tụ đủ ba yếu tố như phân tích ở trên.
Trên đây là nội dung làm rõ về sự kiện bất khả kháng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?