Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác được quy định tại Điều 7 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân được ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung như sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác với quy định tại khoản 1 điều 6 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân nhưng có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 0,001 kilôgam urani được làm giàu, 0,001 kilôgam plutoni, 1 kilôgam urani nghèo, 1 kilôgam urani tự nhiên hoặc 1 kilôgam thori có trách nhiệm:
+ Báo cáo thông tin về việc sử dụng, nơi sử dụng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn và bất cứ thay đổi nào về các thông tin này cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Thực hiện các quy định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 2 Điều 6 của Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn có khối lượng nhỏ hơn quy định tại khoản 1 điều này không phải thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân, trừ trường hợp có yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 45/2010/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Từ/10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là các giấy tờ nào?
- Xóa án tích có cần làm đơn không?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?