Những hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp
Tại Khoản 1 Điều 62 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 thì hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong doanh nghiệp, bao gồm:
- Quản lý, sử dụng vốn nhà nước kém hiệu quả, gây thất thoát;
- Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích;
- Trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ không đúng mục đích, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Không tổ chức xây dựng các biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61 của Luật này và có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này để xảy ra lãng phí thì xử lý như sau:
- Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của chủ sở hữu, của cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?