Người đứng đầu cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III phải chuẩn bị những gì trong công tác ứng phó với sự cố bức xạ và hạt nhân?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thì trong công tác ứng phó với sự cố bức xạ và hạt nhân, người đứng đầu cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III phải chuẩn bị những thứ sau đây:
- Xây dựng quy trình chuyển đổi từ tình trạng hoạt động bình thường của cơ sở sang tình trạng khẩn cấp và phương pháp thực hiện chuyển đổi không làm giảm tính năng an toàn của cơ sở, không ảnh hưởng tới khả năng tuân thủ các quy trình vận hành an toàn và thực hiện các hành động giảm thiểu hậu quả của nhân viên vận hành;
- Quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan tới quá trình chuyển đổi được nêu tại Điểm a Khoản 2 của Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.
Trên đây là nội dung trả lời về những thứ cần phải chuẩn bị của người đứng đầu cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III trong công tác ứng phó với sự cố bức xạ và hạt nhân. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 25/2014/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Phạm nhân khi sinh hoạt trong cơ sở giam giữ có được sử dụng quần áo do người nhà gửi lên không?
- Đoàn viên công đoàn có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/09/2022 bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ như thế nào?
- Đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước 30/9/2022 được hỗ trợ như thế nào?
- Người đến thăm gặp phạm nhân có được tự ý ở lại nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân không?
- Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sẽ được cấp trong thời hạn bao lâu?