Nội dung điều tra, đánh giá di sản lục địa, đại dương (ký hiệu Kiểu L)
Nội dung điều tra, đánh giá di sản lục địa, đại dương (ký hiệu Kiểu L) được quy định tại Mục 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể:
1. Giá trị khoa học và giáo dục về địa chất:
a) Vị trí, không gian phân bố: tọa độ địa lý; địa danh (thôn, bản, xã, huyện, tỉnh) của các di sản, khu vực phân bố di sản đặc trưng.
b) Đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất:
- Nhận dạng, mô tả, thu thập đầy đủ các thông tin, mẫu vật về các loại hình di chỉ đặc trưng cho lục địa/đại dương (đới khâu, tổ hợp ophiolit,…) về diện phân bố, hình dạng, nguồn gốc, thành phần đặc trưng;
- Thu thập các số liệu về cấu tạo, thành phần của các loại đá, tuổi, bối cảnh địa động lực);
- Các sự kiện lịch sử địa chất liên quan đến các di chỉ lục địa, đại dương;
- Xác định có bao nhiêu kiểu loại và điều kiện hình thành, phát triển, lưu giữ.
c) Ý nghĩa khoa học và giáo dục về địa chất:
- Thu thập các thông tin về sự kiện địa chất liên quan (tách dãn vỏ lục địa, đại dương, đới hút chìm, tạo núi,…);
- Xác định những vị trí đặc trưng, tập trung mô tả, thu thập chi tiết, đầy đủ các thông tin về di sản phục vụ cho nghiên cứu, học tập.
2. Giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất:
a) Làm rõ các đặc điểm độc đáo, hấp dẫn của các kiểu loại đặc trưng liên quan đến các cấu trúc lớn;
b) Luận giải về lịch sử phát triển địa chất của khu vực trên cơ sở các dấu hiệu thu nhận được đặc trưng cho cấu trúc lớn để làm tăng tính hấp dẫn của di sản.
11.3. Tiềm năng khai thác, sử dụng:
Đánh giá khả năng khai thác:
a) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục về địa chất;
b) Phục vụ du lịch: quy mô, giá trị nổi bật, độc đáo, giá trị thẩm mỹ, sức hấp dẫn, vị trí địa lý (mức độ thuận tiện về đi lại) của di sản.
4. Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn:
a) Các mối đe dọa tự nhiên (phong hóa, lũ lụt cuốn trôi,…); nhân tạo (khai thác, xây dựng công trình,…);
b) Mức độ cần thiết bảo tồn trên cơ sở giá trị và sự bền vững của di sản, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, phát triển du lịch.
Trên đây là tư vấn về nội dung điều tra, đánh giá di sản lục địa, đại dương (ký hiệu Kiểu L). Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?