Nội dung điều tra, đánh giá di sản kiến tạo (ký hiệu Kiểu I)
Nội dung điều tra, đánh giá di sản kiến tạo (ký hiệu Kiểu I) được quy định tại Mục 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể:
1. Giá trị khoa học và giáo dục về địa chất:
a) Vị trí, không gian phân bố: tọa độ địa lý; địa danh (thôn, bản, xã, huyện, tỉnh) của vị trí, khu vực phân bố cấu tạo đặc trưng về kiến tạo;
b) Đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất:
- Thu thập đầy đủ thông tin về các cấu trúc đặc trưng (uốn nếp, đứt gãy, đới phá hủy, biến dạng): kích thước, hình dạng, đặc điểm, tính chất chuyển động;
- Nhận dạng, phân chia các giai đoạn, các pha hoạt động kiến tạo và những đặc trưng cơ bản của chúng thể hiện trên bình đồ, mặt cắt;
- Xác định quy mô, vai trò của các cấu trúc trong khu vực, trong lịch sử phát triển kiến tạo khu vực;
- Nhận dạng bối cảnh kiến tạo hình thành nên các cấu trúc;
- Thống kê các cấu trúc điển hình ở các quy mô khác nhau (uốn nếp, đứt gãy, đới biến dạng, phá hủy);
- Thống kê các cấu tạo đặc trưng đối với từng cấu trúc (các tính chất của nếp uốn, đứt gãy, các yếu tố thể hiện quan hệ giữa các cấu tạo);
- Xác định các giai đoạn hoạt động kiến tạo (các pha) xảy ra trong khu vực và đặc điểm của chúng.
c) Ý nghĩa khoa học và giáo dục về địa chất:
- Thu thập những thông tin minh chứng cho các sự kiện kiến tạo thể hiện qua các cấu trúc;
- Xác định các cấu tạo, đặc điểm đặc trưng cho các cấu trúc uốn nếp, đứt gãy như: kiểu uốn nếp, đường phương trục uốn nếp, mặt đứt gãy, đặc điểm chuyển động của đứt gãy, đới phá hủy, đới biến dạng, quan hệ giữa các cấu tạo, các pha kiến tạo,...
2. Giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất:
a) Làm rõ các đặc điểm độc đáo, hấp dẫn của các cấu trúc uốn nếp, đứt gãy về quy mô, đặc điểm;
b) Luận giải về lịch sử phát triển kiến tạo khu vực qua các cấu trúc, cấu tạo ghi nhận được làm tăng tính hấp dẫn của di sản.
3. Tiềm năng khai thác, sử dụng:
Đánh giá khả năng khai thác:
a) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục về địa chất;
b) Phục vụ du lịch: quy mô, giá trị nổi bật, độc đáo, giá trị thẩm mỹ, sức hấp dẫn, vị trí địa lý (mức độ thuận tiện về đi lại).
4. Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn:
a) Các mối đe dọa tự nhiên (phong hóa, dập vỡ, sạt lở,…); nhân tạo (làm đường, xây dựng công trình,…);
b) Mức độ cần thiết bảo tồn trên cơ sở giá trị và sự bền vững của di sản, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, phát triển du lịch.
Trên đây là tư vấn về nội dung điều tra, đánh giá di sản kiến tạo (ký hiệu Kiểu I). Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?