Nội dung điều tra, đánh giá di sản hang động (ký hiệu Kiểu B2)

Động Phong Nha cũng là một trong những di sản địa chất nổi tiếng ở nước ta. Theo như tôi biết thì di sản địa chất có rất nhiều kiểu. Di sản hang động cũng là một trong các kiểu di sản địa chất. Ban tư vấn cho tôi hỏi nội dung điều tra, đánh giá di sản hang động (ký hiệu Kiểu B2) được quy định như thế nào? Nhờ được giải đáp giúp. Cảm ơn! Thùy Linh - Quảng Bình

Nội dung điều tra, đánh giá di sản hang động (ký hiệu Kiểu B2) được quy định tại Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2017/TT-BTNMT về quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể: 

1. Giá trị khoa học và giáo dục về địa chất:

a) Vị trí, không gian phân bố: tọa độ địa lý; địa danh (thôn, bản, xã, huyện, tỉnh) của từng hang động;

b) Đặc điểm địa chất, tính đa dạng địa chất: xác định, mô tả đặc điểm của từng hang như sau:

- Loại đất đá thành tạo hang;

- Hình dạng, kích thước hang (dài, rộng, cao, hướng phát triển, đặc điểm trần hang, tường hang, đáy hang);

- Địa vật, cấu tạo trong hang (tảng, khối, nhũ đá, măng đá, di chỉ khảo cổ);

- Phân loại hang động (hóa thạch, hoạt động);

- Lập mặt cắt cắt hang động;

- Xác định môi trường hang động (khô, nóng, ẩm, gió, nước, mùi);

- Xác định các loại đá hình thành hang;

- Số lượng và các kiểu buồng hang;

- Số lượng địa vật, cấu tạo trong hang.

c) Ý nghĩa khoa học và giáo dục về địa chất:

a) Nguyên nhân, điều kiện thành tạo hang và tuổi của hang;

b) Điều kiện và thời kỳ thành tạo các dạng cấu tạo trong hang (nhũ đá, măng đá, cột đá, chuông đá, buồng hang,…).

2. Giá trị thẩm mỹ của di sản địa chất:

Xác định các yếu tố đẹp, độc đáo, hấp dẫn trong từng hang động:

a) Các kiểu nhũ, măng đá;

b) Các kiểu buồng hang;

c) Các kiểu trầm tích hang động (trứng, na, nấm,...).

3. Tiềm năng khai thác, sử dụng:

Đánh giá khả năng khai thác:

a) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục về địa chất;

b) Phục vụ du lịch: mức độ nổi trội, độc đáo, hiếm gặp, sức hấp dẫn của di sản; vị trí địa lý (mức độ thuận tiện về đi lại).

4. Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn:

a) Xác định các mối đe dọa đối với sự bền vững của hang động (lũ lụt, biến đổi khí hậu, thời tiết, tác động của con người);

b) Mức độ cần thiết bảo tồn trên cơ sở giá trị và sự bền vững của di sản, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục, phát triển du lịch.

Trên đây là tư vấn về nội dung điều tra, đánh giá di sản hang động (ký hiệu Kiểu B2). Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào