Quy trình thi tuyển danh hiệu Thẩm phán giỏi

Muốn trở thành Thẩm phán giỏi thì phải trải qua quá trình thi tuyển. Vậy thì quy trình thi tuyển danh hiệu Thẩm phán giỏi được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn. Duy Uyên (uyen***@gmail.com)

Quy trình thi tuyển danh hiệu Thẩm phán giỏi được quy định tại Điều 16 Quy chế thi tuyển danh hiệu "Thẩm phán giỏi" và xét tặng danh hiệu "Thẩm phán tiểu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 223/QĐ-TA-TĐKT năm 2013 như sau:

1. Nhận xét, đánh giá và lập danh sách Thẩm phán thi tuyển danh hiệu “Thẩm phán giỏi”.

a) Thẩm phán đăng ký tham gia thi tuyển danh hiệu “Thẩm phán giỏi” và làm bản báo cáo tự đánh giá, nhận xét.

b) Tập thể cán bộ, công chức ở đơn vị cơ sở (nơi Thẩm phán dự thi công tác) họp nhận xét, đánh giá đối với Thẩm phán dự thi.

c) Các thành viên Hội đồng tư vấn đánh giá trình độ nghiệp vụ và năng lực thực tiễn thông qua biện pháp nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, hồ sơ vụ, việc do Thẩm phán dự thi đã giải quyết, xét xử; lập danh sách các Thẩm phán đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia thi tuyển danh hiệu “Thẩm phán giỏi”.

2. Tổ chức thi kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn:

Hội đồng tư vấn tổ chức thi tuyển để đánh giá kiến thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Thẩm phán dự thi. Nội dung thi bao gồm 2 phần:

a) Phần lý thuyết gồm các câu hỏi về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Các Thẩm phán dự thi phải tập trung để làm một bài thi viết, thời gian tối thiểu 150 phút.

b) Phần thực hành: Hội đồng tư vấn lựa chọn một phiên tòa xét xử công khai do Thẩm phán dự thi làm chủ tọa để dự và đánh giá kỹ năng tổ chức phiên tòa, kỹ năng xét hỏi và điều khiển tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.

Trên đây là nội dung quy định về quy trình thi tuyển danh hiệu Thẩm phán giỏi. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 223/QĐ-TA-TĐKT năm 2013.

Trân trọng!

Thẩm phán
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm phán
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm phán Tòa án phải sử dụng lễ phục vào những dịp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp những chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của Thẩm phán theo Quyết định 87?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm phán có được sử dụng Giấy chứng minh Thẩm phán thay Giấy chứng minh nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung quy định về lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, thẩm phán lương bao nhiêu? Tiêu chuẩn thẩm phán Tòa án là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm thẩm phán thì học trường nào? Nhiệm kỳ của Thẩm phán là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có những ngạch Thẩm phán nào? 05 trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm phán tham gia xét xử vụ án hình sự bị thay đổi khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong tố tụng dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm phán
Thư Viện Pháp Luật
204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm phán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm phán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào