Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ tối đa là bao lâu?
Theo quy định pháp luật hiện nay thì tổ chức chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải có giấy phép, trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân được tiến hành các công việc bức xạ dưới đây không phải xin cấp giấy phép:
- Sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ có hoạt độ từ mức miễn trừ cấp phép trở xuống;
- Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ thuộc danh mục không phải xin cấp giấy phép.
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ tối đa được cấp cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật.
Trong đó:
Tổ chức được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với chức năng hoạt động;
- Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;
- Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định;
- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với đăng ký hành nghề hoặc đăng ký kinh doanh;
- Có trình độ chuyên môn phù hợp;
- Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định;
- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phếp tiến hành công việc bức xạ; trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thực hiện theo quy định tại Điều 76, Điều 77 Luật năng lượng nguyên tử 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Theo quy định tại Điều 74 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ cụ thể như sau:
- Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm dưới trung bình được cấp cho nhiều chuyến hàng có thời hạn mười hai tháng.
- Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được cấp cho từng chuyến hàng có thời hạn sáu tháng.
- Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có thời hạn sáu tháng.
- Giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của tổ chức, cá nhân trong nước có thời hạn mười năm.
- Giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân có thời hạn mười năm.
- Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn năm năm.
- Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác có thời hạn ba năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?