Công việc bức xạ bao gồm các hoạt động nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.
Theo quy định tại Điều 18 Luật năng lượng nguyên tử 2008 thì công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Pháp luật đồng thời quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến các công việc bức xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ, định kỳ lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ, và kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra.
Cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ khi xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 18 của Luật năng lượng nguyên tử 2008.
Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải phù hợp với từng công việc bức xạ và có các nội dung chính được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật năng lượng nguyên tử 2008.
- Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi đến cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật năng lượng nguyên tử 2008.
- Việc kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật năng lượng nguyên tử 2008.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?