Xác định cha cho con
Đối với tình huống của chị, căn cứ khoản 2, điều 88 và khoản 2, điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chị có quyền yêu cầu xác định cha cho con khi chị có chứng cứ và thẩm quyền xác định thuộc về tòa án.
Tuy nhiên, nếu chị không có chứng cứ chứng minh được người đàn ông kia là cha của con chị và chị đã đề nghị người đàn ông đó hợp tác trong việc xác định ADN nhưng không được, chị có thể yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn theo quy định tại khoản 1, điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011:
Nếu tòa án xác định người đàn ông đó là cha của con chị thì theo đoạn 2 khoản 2, điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, “quyết định của tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Khi nhận được quyết định của tòa án về xác định cha, mẹ, con, theo quy định tại khoản 1, điều 48 Luật hộ tịch năm 2014 thì ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con.
Như vậy, việc ghi vào sổ hộ tịch những thay đổi về hộ tịch của con chị, cụ thể về việc xác nhận cha cho con chị, không phụ thuộc vào sự đồng ý của người cha đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?