Có đòi lại được tiền khi chạy việc bị lừa không?
Theo quan điểm của chúng thôi thì việc thỏa thuận chạy việc và nhận tiền trên là giao dịch dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp của bạn, giao dịch (thỏa thuận) giữa bố mẹ bạn và người kia là giao dịch vô hiệu bởi việc nhận tiền và chạy việc là hành vi trái pháp luật, do đó giao dịch trên bị vô hiệu vì nội dung và mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện để yêu cầu giải quyết vấn đề trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?