Nguyên tắc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
Nguyên tắc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, cụ thể như sau:
- Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp;
- Bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
- Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu;
- Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp;
- Chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp;
- Chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?