Đốt tiền thật có bị xử phạt?
Tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 các hành vi bị cấm đối với đồng tiền Việt Nam như sau:
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hủy hoại tiền tệ như sau:
"Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
...
5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý."
Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kì hình thức nào: đốt, xé, cắt, vò,... là hành vi trái pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, bên cạnh đó còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiên thực hiện hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy định mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tiền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?