Dữ trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:
- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
Tại Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-NHNN năm 2018 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) như sau:
1. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.
2. Ngân hàng chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Các tổ chức tín dụng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:
a) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
b) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
c) Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
d) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
e) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
5. Tổ chức tín dụng khác (ngoài tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:
a) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
b) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
c) Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
d) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
e) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Trên đây là nội dung tư vấn về mức dữ trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?