Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Tôi có một chút thắc mắc cần được giải đáp, tự do báo chí hay tự do ngôn luận là những quyền căn bản nhất của con người, theo tôi được biết thì quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Anh chị cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật báo chí 2016 thì:

Quyền tự do báo chí của công dân:

- Sáng tạo tác phẩm báo chí.

- Cung cấp thông tin cho báo chí.

- Phản hồi thông tin trên báo chí.

- Tiếp cận thông tin báo chí.

- Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.

- In, phát hành báo in.

Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân:

- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, tại Điều 12 và Điều 13 Luật báo chí 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đối với quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân

Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân:

- Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.

- Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân:

- Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

- Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

- Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hồ Văn Ngọc
400 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào