Chính sách thôi việc ngay đối với các đối tượng tinh giản biên chế của Nghị định 108

Cho tôi hỏi là nếu mình thuộc đối tượng tinh giản biên chế của Nghị định 108 và thôi việc ngay khi có quyết định thì mình được hưởng những chính sách, chế độ gì không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp. Xin cảm ơn! Nguyễn Thị Loan (loan_nguyen***@gmail.com)

Chính sách thôi việc ngay đối với các đối tượng tinh giản biên chế của Nghị định 108 được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này.

Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị C 47 tuổi, nhân viên đánh máy thuộc diện tinh giản biên chế, được giải quyết thôi việc ngay từ ngày 01/02/2015, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo ngạch công chức loại D, ngạch nhân viên, mã ngạch 01.005, bậc 8 (2,76) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 9 tháng.

- Tiền lương tháng hiện hưởng của bà C là: 2,76 x 1.150.000 đồng = 3.174.000 đồng.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch, bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng), kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của bà C từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau:

+ Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.560.000 đồng;

+ Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.752.000 đồng;

+ Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.141.400 đồng;

+ Từ 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.709.000 đồng;

+ Từ 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.898.000 đồng;

+ Từ 01/7/2013 đến tháng 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.174.000 đồng.

- Tiền lương bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1.560.000 đồng x 03 tháng) + (1.752.000 đồng x 12 tháng) + (2.141.400 đồng x 12 tháng) + (2.709.000 đồng x 12 tháng) + (2.898.000 đồng x 02 tháng) + (3.174.000 đồng x 19 tháng)]/60 = 2.500.180 đồng/tháng.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C là: 2.500.180 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 19 năm.

- Bà C được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Trợ cấp tìm việc: 03 x 3.174.000 đồng = 9.522.000 đồng;

+ Trợ cấp thôi việc: 1,5 x 2.500.180 đồng x 19 năm = 71.255.130 đồng.

Tổng số tiền bà C được nhận khi thôi việc là: 9.522.000 đồng + 71.255.130 đồng = 80.777.130 đồng.

Trên đây là nội dung quy định về chính sách thôi việc ngay đối với các đối tượng tinh giản biên chế của Nghị định 108. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC.

Trân trọng!

Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thôi việc
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp thôi việc đối với công chức là bao nhiêu? Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị kết án phạt tù thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian thử việc thì có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của công chức nếu có tháng lẻ thì được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào được hưởng trợ cấp thôi việc? Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi tạm hoãn hợp đồng lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thôi việc
Thư Viện Pháp Luật
259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp thôi việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp thôi việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào