Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa được quy định ra sao?
Xử lý kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa được quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-BKHCN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Cụ thể như sau:
2. Trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, tiêu chuẩn chứng nhận hợp chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng xử lý như sau:
a) Trong thời hạn không quá 24 giờ, đoàn kiểm tra phải báo cáo với cơ quan kiểm tra về kết quả thử nghiệm mẫu không đạt yêu cầu chất lượng.
Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu kết quả thử nghiệm mẫu cơ quan kiểm tra phải ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa theo quy định tại Mẫu 5. TBTDLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin liên quan đối với hàng hóa cùng loại như số lượng hàng hóa còn tồn, đã bán và liên hệ với người sản xuất, nhập khẩu biết để khắc phục, xử lý, sửa chữa và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; lập biên bản niêm phong theo quy định tại Mẫu 7a. BBNP- ĐKT hoặc Mẫu 7b. BBNP-KSVCL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và niêm phong hàng hóa còn tồn ở cơ sở đã kiểm tra theo quy định tại Mẫu 7c. TNPHH Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản” và nêu rõ lý do không ký biên bản, trong trường hợp này biên bản có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng vẫn có giá trị pháp lý;
c) Cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Sau khi nhận được thông báo về kết quả xử lý vi phạm của người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc, đại diện đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng mở niêm phong hàng hóa theo quy định tại Mẫu 8c. BBMNP-ĐKT hoặc Mẫu 8d. BBMNP-KSVCL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này để cơ sở được kiểm tra phối hợp với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành động khắc phục và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khi khắc phục xong, cơ sở được kiểm tra báo cáo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra để tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt. Cơ quan kiểm tra ra thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường theo quy định tại Mẫu 9. TBTTLT Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này khi kết quả kiểm tra, thử nghiệm phù hợp quy định của pháp luật;
4. Trong quá trình kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và kiến nghị cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính khi có kết quả thử nghiệm mẫu, trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính hoặc cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ, kiến nghị cơ quan phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?