Tiền lương tháng để tính chế độ về hưu trước tuổi theo Nghị định 108

Vợ tôi là giáo viên muốn xin nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế của Nghị định 108. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nếu nghỉ hưu theo chế độ này thì tiền lương tháng để tính chế độ về hưu được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn Minh Hùng (090***)

Tiền lương tháng để tính chế độ về hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Tiền lương tháng để tính chế độ là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có), cụ thể như sau:

a) Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung);

b) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở;

c) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở;

d) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), tỷ lệ % (quy theo hệ số) của phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và nhân với mức lương cơ sở;

đ) Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

Hệ số tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại các văn bản:

Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);

Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

Nghị quyết số 823/2009/UBTVQH ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11;

Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước.

Riêng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; trước ngày 01/5/2013 tính theo quy định tại bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

Mức lương cơ sở để tính chế độ trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 là 650.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011 là 730.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến 30 tháng 6 năm 2013 là 1.050.000 đồng; từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng. Mức lương cơ sở trong các thời điểm tiếp theo do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương tháng làm căn cứ để tính chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này thực lĩnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác của năm năm cuối (60 tháng) trước thời điểm tinh giản. Đối với những trường hợp chưa đủ năm năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.

3. Tiền lương tháng hiện hưởng để làm căn cứ tính các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế.

Trên đây là nội dung quy định về tiền lương tháng để tính chế độ về hưu trước tuổi theo Nghị định 108. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC.

Trân trọng!

Tiền lương
Hỏi đáp mới nhất về Tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty trả lương cho người lao động theo phân biệt giới tính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 95/2024/TT-BQP chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công ty bắt buộc phải tăng lương cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nâng lương cho người lao động có bắt buộc phải ghi trong hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ hưởng lương 70% do thiếu công việc thì có được miễn chịu thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương tháng nghỉ tết có nhận đủ như các tháng trước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phạt doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng tết cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không trả tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền lương
Thư Viện Pháp Luật
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào