Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thuộc Công an hay thuộc Quân đội?

Các bạn nào trong ban tư vấn pháp luật có thể giải đáp giúp tôi câu hỏi sau hay không: Cụ thể là, theo pháp luật hiện nay thì lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân hay thuộc Quân đội nhân dân? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Theo quy định pháp luật nước ta hiện nay thì lực lượng phòng cháy và chữa cháy ở nước ta bao gồm các lực lượng sau:

- Lực lượng dân phòng;

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong các lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân.

Việc tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Theo đó, theo quy định tại Điều 47 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 và Khoản 28 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 thì việc tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.

==> Căn cứ quy định cũng như các trích dẫn trên đây thì có thể xác định được lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.

- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
277 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào