Phiên họp toàn thể của Quốc hội
Phiên họp toàn thể của Quốc hội được quy định tại Điều 15 Nội quy kỳ họp quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 như sau:
1. Quốc hội nghe thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới.
3. Thời gian thuyết trình về dự án, đề án, trình bày báo cáo không quá 15 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
4. Tổng thư ký Quốc hội bố trí vị trí ngồi của đại biểu Quốc hội, phân công thư ký tại phiên họp toàn thể.
Trên đây là nội dung quy định về phiên họp toàn thể của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 102/2015/QH13.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?