Quy định về bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018
Theo quy đinh mới thì bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh là một trong các bên tham gia tố tụng cạnh tranh cùng với bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019) thì bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra trong các trường hợp sau:
- Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật Cạnh tranh 2018 và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật Cạnh tranh 2018;
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Bên bị điều tra vụ việc cạnh tranh có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
Quyền:
- Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;
- Đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra;
- Được nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật;
- Tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần;
- Đề nghị triệu tập người làm chứng;
- Đề nghị trưng cầu giám định;
- Kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Ủy quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Thi hành quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?