Chữ ký điện tử khác chữ ký thường chỗ nào?
Đối với chữ ký thường thì như chúng ta đã biết, đó là dạng chữ viết do mỗi người tự tạo ra để khi nhìn vào chữ viết đó thì người khác có thể nhận biết được người ký các thông điệp dữ liệu là ai.
Về chữ ký điện tử thì tại Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 có quy định như sau:
"Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử."
Theo quy định này thì chữ ký điện tử cũng có mục đích là nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Tuy nhiên, khác với chữ ký thường là được tạo ra do bản thân của người ký viết lên thì chữ ký điện tử lại được tạo ra bằng các phương tiện điện tử và có nhiều dạng thể hiện như: từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác.
Trên đây là nội dung trả lời về sự khác nhau của chữ ký điện tử và chữ ký thường. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật Giao dịch điện tử 2005.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?