Nguồn tài chính để thực hiện việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?
Nguồn tài chính để thực hiện việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 5 Nghị định 51/2005/NĐ-CP về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);
+ Nguồn thu phí sử dụng đường thuỷ nội địa đối với đường đầu tư ngoài ngân sách nhà nước;
+ Nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân;
+ Nguồn tài chính của chủ đầu tư đối với đường thuỷ nội địa được đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án tạo vốn ngoài ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trên đây là nội dung trả lời về nguồn tài chính để thực hiện việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 51/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?