Ai phải bồi thường khi cháy nhà cho thuê gây thiệt hại cho người khác?
Về vấn đề này thì tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Như vậy. theo quy định này thì trách nhiệm bồi thường khi nhà cho thuê cháy gây thiệt hại cho người khác sẽ thuộc về bên cho thuê nếu nguyên nhân của vụ cháy xuất phát từ hành vi, từ lỗi của bên cho thuê hoặc thuộc về bên thuê nếu chứng minh được nguyên nhân của vụ cháy xuất phát từ bên thuê.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một điều là nếu nguyên nhân của vụ cháy xuất phát từ sự kiện bất khả kháng hoặc xuất phát từ lỗi của bên bị thiệt hại thì bên thuê và bên cho thuê không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cho thuê cháy.
Để xác định một sự kiện như thế nào được gọi là sự kiện bất khả kháng thì tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
"Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
Theo quy định trên thì có thể thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu nó đáp ứng đủ ba điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, sự kiện đó phải khách quan;
- Thứ hai, sự kiện đó xảy ra mà không thể lường trước được;
- Thứ ba, dù áp dụng các biện pháp cần thiết cũng không khác phục được.
Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm bồi thương thiệt hại khi nhà cho thuê cháy. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?