Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với tổ chức Đảng vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định 07-QĐi/TW năm 2018 xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định như sau:
1. Đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở; ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Tổ chức đảng ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
3. Việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
4. Khi xem xét, quyết định hình thức kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả và nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
5. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét, xử lý vụ việc, nếu tổ chức đảng có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm để áp dụng các hình thức kỷ luật khác nhau.
6. Kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét và quy rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời, xem xét trách nhiệm của từng cá nhân để xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm có liên quan; những đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định.
Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm, nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó và ghi vào lý lịch đảng viên. Đảng viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến vi phạm của tổ chức đảng cũng ghi vào lý lịch đảng viên và được bảo lưu ý kiến.
7. Tổ chức đảng bị kỷ luật oan, sai thì tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật cho phù hợp; nếu không thực hiện thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định và xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đã ra quyết định đó.
8. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố. Quyết định kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp và thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng vi phạm trường hợp cần thông báo rộng hơn, cấp ủy có thẩm quyền quyết định.
9. Nếu tổ chức đảng bị kỷ luật đã sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động thì việc công bố quyết định kỷ luật được thực hiện ở tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho anh/chị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?