Theo dõi quá trình tăng lương cơ sở của nước ta từ trước đến nay
Mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng là hai cơ sở cực kỳ quan trọng trong việc xác định mức tiên lương, phụ câp và các khoản chi khác cho người lao động. Trong đó, mức lương cơ sở được áp dụng chủ yếu cho người lao động đang làm việc trong khối Nhà nước.
Theo đó, theo quy định pháp luật thì mức lương cơ sở là cơ sở để xác định mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện theo Luật cán bộ, công chữ;
- Cán bộ, công chức cấp xã theo Luật cán bộ, công chữ;
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, gồm:
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Mức lương cơ sở cũng đồng thời là căn cứ để xác định mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Trải qua quá trình thay đổi của lịch sử, xã hội, nền kinh tế của cả nước đã có sự phát triển nhất định theo định hướng kinh tế thị trường và đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với quốc tế. Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường là lạm phát, nên mức lương cơ sở áp dụng đối với các đối tượng kể trên không thể cố định một mức cụ thể mà phải liên tục được điều chỉnh để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu nhất của họ và gia đình. Từ đó an tâm làm việc và cống hiến cho đất nước.
Theo đó, quá trình điều chỉnh mức lương cơ sở của nước ta từ trước đến nay diễn ra cụ thể như sau:
STT |
Văn bản căn cứ |
Mức lương cơ sở (VND/tháng) |
1 |
Nghị định 5-CP ngày 26/01/1994 |
120.000 |
2 |
Nghị định 06-CP ngày 21/01/1997 |
144.000 |
3 |
Nghị định 175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999 |
180.000 |
4 |
Nghị định 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 |
210.000 |
5 |
Nghị định 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 |
290.000 |
6 |
Nghị định 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 |
290.000 |
7 |
Nghị định 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 |
350.000 |
8 |
Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 |
450.000 |
9 |
Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 |
540.000 |
10 |
Nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 |
650.000 |
11 |
Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 |
730.000 |
12 |
Nghị định 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 |
830.000 |
13 |
Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 |
1.050.000 |
14 |
Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 |
1.150.000 |
15 |
Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 |
1.210.000 |
16 |
Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 |
1.300.000 |
Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 |
1.390.000 |
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?