Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh Leptospira nghề nghiệp

Tôi là bác sĩ thú y. Sau nhiều năm công tác thì bị chẩn đoán là mắc bệnh Leptospira nghề nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh Leptospira nghề nghiệp được hướng dẫn cụ thể như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều. Hoàng Trú (090***)

Theo quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Định nghĩa bệnh

Bệnh Leptospira nghề nghiệp là bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Leptospira gây ra trong quá trình lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

Xoắn khuẩn Leptospira trong môi trường lao động.

3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

- Hầm mỏ, hầm hào, hang hố, cống rãnh;

- Lò giết mổ gia súc;

- Thú y, chăn nuôi gia súc;

- Làm việc ở vùng đầm lầy, suối, ruộng, ao hồ;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với xoắn khuẩn Leptospira.

4. Gii hạn tiếp xúc tối thiểu

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

Không áp dụng.

6. Thời gian bảo đảm

- Cấp tính: 21 ngày;

- Tổn thương da, viêm não tủy tiến triển, khớp: 10 năm;

- Các tổn thương khác: 6 tháng.

7. Chẩn đoán

7.1. Lâm sàng

- Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc;

- Đau cơ tự nhiên, tăng lên khi sờ nắn;

- Hội chứng tổn thương não, gan, thận, phổi.

7.2. Cận lâm sàng

- Soi trực tiếp: Soi tươi dưới kính hiển vi nền đen, bệnh phẩm lấy từ máu (trong 5 ngày đầu của bệnh), dịch não tủy, nước tiểu ly tâm thấy xoắn khuẩn di động;

- Nuôi cấy ở môi trường đặc hiệu (Terkich) hoặc tiêm truyền cho chuột lang;

- Chẩn đoán huyết thanh: Phản ứng ngưng kết tan Martin - Pettit, làm hai lần cách nhau 7 ngày. Phản ứng dương tính khi huyết thanh lần hai có hiệu giá tăng gấp 4 lần huyết thanh lần 1 hoặc làm 1 lần hiệu giá kháng thể cao trên 1/1000;

- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang cho kết quả nhanh;

- Phản ứng ELISA nhậy, đặc hiệu.

Chú ý: Có phản ứng chéo giữa các typ huyết thanh.

8. Tiến triển, biến chứng

- Di chứng não, màng não, tủy sống, viêm rễ thần kinh, thần kinh ngoại biên;

- Viêm màng ngoài tim;

- Tổn thương khớp;

- Tổn thương da mạn tính.

9. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira không do nguyên nhân nghề nghiệp.

10. Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Bị bệnh Leptospira không có biến chứng, điều trị khỏi không để lại di chứng

5

2.

Bị bệnh Leptospira có biến chứng, điều trị khỏi không để lại di chứng.

21 - 25

3.

Có di chứng tổn thương cơ quan bộ phận: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các cơ quan tương ứng quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại thông tư này.

 

Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh Leptospira nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào