Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do Crôm
Theo quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh viêm da do tiếp xúc trực tiếp với crôm trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Crôm VI trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất và sử dụng xi măng;
- Mạ crôm, mạ điện;
- Chế tạo ắc quy;
- Luyện kim;
- Sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán.
- Đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với crôm VI.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong hai tiêu chí sau:
- Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động;
- Nồng độ crôm VI vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: 2 phút;
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: 2 tuần;
6. Thời gian bảo đảm
- Tổn thương vách ngăn mũi, viêm da kích ứng - loét đặc hiệu do crôm: 30 ngày;
- Các tổn thương khác: 15 ngày.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
- Viêm da tiếp xúc dị ứng:
+ Mảng dát đỏ, phù nề vùng da tiếp xúc, có thể tiến triển thành mụn nước, trợt thượng bì, rỉ dịch;
+ Triệu chứng cơ năng: ngứa;
+ Triệu chứng đầu tiên xuất hiện vài tuần sau khi tiếp xúc lần đầu với dị nguyên;
+ Những lần tiếp xúc với dị nguyên sau đó (dù chỉ với 1 lượng nhỏ) có thể làm bùng phát phản ứng dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Dát đỏ, vảy da, vết nứt và cảm giác nóng rát tại vùng da tiếp xúc. Vị trí hay gặp nhất là bàn tay, bàn chân.
- Loét do crôm: loét sâu, bờ rõ và tròn, thường xuất hiện nền của móng, các khớp ngón tay, vùng da giữa kẽ ngón tay, lưng bàn tay (hiếm khi ở lòng bàn tay), các tổn thương này ít đau, loét khô nhưng rất khó liền để lại sẹo sau đó.
- Thủng vách ngăn mũi không đau kèm theo chảy nước mũi hôi. Vị trí loét, thủng thường bắt đầu từ 1,5 - 2cm kể từ vùng trước dưới của vách ngăn mũi lan rộng ra vùng sau trên vách ngăn.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da tiếp xúc:
Đáp ứng 4/7 tiêu chuẩn dưới đây (bộ tiêu chuẩn Mathias CG):
+ Có triệu chứng lâm sàng phù hợp với viêm da tiếp xúc;
+ Có tiếp xúc với crôm tại nơi làm việc;
+ Vị trí phân bổ tổn thương phù hợp với viêm da tiếp xúc liên quan đến nghề nghiệp hiện tại;
+ Thời gian tiếp xúc phù hợp với biểu hiện viêm da tiếp xúc liên quan đến nghề nghiệp hiện tại;
+ Loại trừ được các nguyên nhân khác gây viêm da tiếp xúc không liên quan đến nghề nghiệp;
+ Tổn thương da có tiến triển (có biểu hiện lui bệnh) khi ngừng tiếp xúc với crôm;
+ Test áp (patch test) hoặc test kích thích (provocation test) dương tính với crôm.
7.2. Cận lâm sàng
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Thử nghiệm áp da (Patch tests): Dương tính với crôm;
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Âm tính, hoặc có biểu hiện kích ứng da.
8. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm da tiếp xúc dị ứng không phải do tiếp xúc với crôm;
- Viêm da tiếp xúc kích ứng không phải do tiếp xúc với crôm;
- Loét da, loét và thủng vách ngăn mùi do các nguyên nhân khác.
9. Hướng dẫn giám định
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Tổn thương da để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ |
|
1.1. |
Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố |
|
1.1.1. |
Vùng mặt, cổ |
|
1.1.1.1. |
Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 2 |
1.1.1.2. |
Diện tích từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể |
3 - 4 |
1.1.1.3. |
Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.1.1.4. |
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.1.1.5. |
Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.2.1. |
Vùng lưng - ngực - bụng |
|
1.1.2.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 2 |
1.1.2.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể |
3 - 4 |
1.1.2.3. |
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.1.2.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.1.2.5. |
Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.1.2.6. |
Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.1.2.7. |
Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
1.1.3. |
Chi trên hoặc chi dưới một bên |
|
1.1.3.1. |
Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 2 |
1.1.3.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể |
3 - 4 |
1.1.3.3. |
Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.1.3.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.1.3.5. |
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.2. |
Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa |
|
1.2.1. |
Vùng mặt, cổ |
|
1.2.1.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 3 |
1.2.1.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.2.1.3. |
Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.2.1.4. |
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.2.1.5. |
Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.2.2. |
Vùng lưng, ngực, bụng |
|
1.2.2.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 2 |
1.2.2.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể |
3 - 4 |
1.2.2.3. |
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.2.2.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.2.2.5. |
Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.2.2.6. |
Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
1.2.2.7. |
Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể |
31 - 35 |
1.2.3. |
Chi trên hoặc chi dưới một bên |
|
1.2.3.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 3 |
1.2.3.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.2.3.3. |
Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.2.3.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.2.3.5. |
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.3. |
Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi |
|
1.3.1. |
Vùng mặt, cổ |
|
1.3.1.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.3.1.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.3.1.3. |
Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.3.1.4. |
Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.3.1.5. |
Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên |
26 - 30 |
1.3.2. |
Vùng lưng, ngực, bụng |
|
1.3.2.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
1 - 3 |
1.3.2.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.3.2.3. |
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.3.2.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.3.2.5. |
Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
1.3.2.6. |
Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể |
31 - 35 |
1.3.3. |
Chi trên hoặc chi dưới một bên |
|
1.3.3.1. |
Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể |
5 - 9 |
1.3.3.2. |
Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể |
11 - 15 |
1.3.3.3. |
Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể |
16 - 20 |
1.3.3.4. |
Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể |
21 - 25 |
1.3.3.5. |
Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể |
26 - 30 |
2. |
Viêm da kích ứng - loét đặc hiệu (loét da “mắt chim câu”) |
|
2.1. |
Tổng đường kính các ổ loét dưới 1,5 cm |
1 - 2 |
2.2. |
Tổng đường kính các ổ loét từ 1,5 cm đến dưới 3 cm |
3 - 5 |
2.3. |
Tổng đường kính các ổ loét từ 3 cm đến dưới 5 cm |
6 - 10 |
2.4. |
Tổng đường kính các ổ loét từ 5 cm đến 10 cm |
16 - 20 |
2.5. |
Tổng đường kính các ổ loét trên 10 cm |
21 - 25 |
|
Ghi chú: - Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết thì được cộng lùi thêm 10% - Nếu nhiều loại tổn thương (trong mục 1, 2 nêu trên) trên cùng 1 vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất |
|
3. |
Tổn thương vách ngăn mũi |
|
3.1. |
Loét vách ngăn mũi một bên |
3 - 5 |
3.2. |
Loét vách ngăn mũi hai bên |
6 - 10 |
3.3. |
Thùng vách ngăn (đã phẫu thuật vá không kết quả) |
11 - 15 |
Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do Crôm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại trong trường hợp nào?
- Người được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
- Bảng lương của Thống kê viên trung cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?