Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
Theo quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:
1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit (CO) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với CO trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Cacbon monoxit trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sửa chữa ô tô, xe máy lại ga - ra;
- Chữa cháy;
- Làm việc trong đường hầm, công nghiệp dầu khí và hóa học;
- Luyện kim, đúc, đốt lò các loại;
- Sử dụng động cơ máy nổ chạy bằng xăng, dầu, than, củi;
- Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với CO.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Nhiễm độc cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:
- Nồng độ CO vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành;
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành;
- HbCO ≥ 10% trong máu.
4.2. Nhiễm độc mạn tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:
- Tiếp xúc với CO trong quá trình lao động;
- Nồng độ CO vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;
- Nồng độ HbCO máu ≥ 3,5%.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu:
- Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;
- Nhiễm độc mạn tính: Không quy định.
6. Thời gian bảo đảm:
- Nhiễm độc cấp tính: 24 giờ;
- Nhiễm độc mạn tính: 1 tháng.
7. Chẩn đoán
7.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Mức độ nhẹ (HbCO 10 - <30%): tâm căn suy nhược (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn); rối loạn thị giác;
- Mức độ trung bình (HbCO 30 - 50%): khó thở nhanh, đau đầu dữ dội, và ngất lịm;
- Mức độ nặng (HbCO > 50%): tổn thương thần kinh trung ương (mất ý thức, hôn mê tăng trương lực cơ, có dấu hiệu ngoại tháp); tổn thương tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, loạn nhịp nhanh, chậm, ngoại tâm thu, trụy mạch, ngừng tim); phù phổi cấp, ngừng thở; tổn thương cơ vân dạng tiêu cơ vân (cơ căng, tăng thể tích cơ, mất một hay nhiều mạch ngoại vi, tăng CPK, amylase, transaminase trong máu). Đối với phụ nữ có thai thường dẫn đến thai chết lưu, và dị tật thai nhi do thiếu oxy.
7.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có các triệu chứng sau:
Trong nhiễm độc mạn tính các triệu chứng không đặc hiệu bao gồm tâm căn suy nhược (nhức đầu, suy nhược, chóng mặt).
Hàm lượng HbCO máu trên 3,5% đối với người không hút thuốc và trên 10% đối với người nghiện thuốc lá, thuốc lào;
8. Biến chứng
Sa sút trí tuệ, tâm thần, Parkinson, liệt (ít gặp trường hợp 2 bên đồng đều), múa vờn, mù vỏ, bệnh lý thần kinh ngoại vi, suy nhược sinh dục nam.
9. Chẩn đoán phân biệt
Nhiễm độc cacbon monoxit không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.
10. Hướng dẫn giám định
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Tổn thương động mạch vành |
|
1.1. |
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định) |
|
1.1.1. |
Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định), điều trị nội khoa: |
|
1.1.1.1. |
Cơn thưa nhẹ (độ I) |
31 - 35 |
1.1.1.2. |
Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II - III) |
56 - 60 |
1.1.1.3. |
Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng tương tự như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não) |
71 - 75 |
1.1.2. |
Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp như can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành |
|
1.1.2.1. |
Kết quả tương đối tốt |
51 - 55 |
1.1.2.2. |
Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng: Tùy theo biến chứng gây biến đổi EF% (mức độ), hoặc các loại rối loạn nhịp, hoặc phải điều trị can thiệp: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ của biến chứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH |
|
1.2. |
Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim |
|
1.2.1. |
Đau thắt ngực không ổn định |
61 - 65 |
1.2.2. |
Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng: |
|
1.2.2.1. |
Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định) |
61 - 65 |
1.2.2.2. |
Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả, phải can thiệp như đặt Stent, can thiệp nong |
71 - 75 |
1.2.2.3. |
Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả, phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành (đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật) |
76 - 80 |
1.2.3. |
Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng tương tự như thông liên thất do thủng vách liên thất; các rối loạn nhịp tim; suy tim; tắc động mạch não; viêm màng ngoài tim; phình tim |
81 - 85 |
2. |
Rối loạn nhịp tim dạng nhịp nhanh |
|
2.1. |
Nhịp nhanh xoang, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt |
6 - 10 |
2.2. |
Cơn nhịp nhanh kịch phát: |
|
2.2.1. |
Điều trị kết quả tốt |
11 - 15 |
2.2.2. |
Điều trị nhưng tái phát nhiều lần, hết cơn không khó chịu, chưa có biến chứng |
31 - 35 |
2.3. |
Rối loạn nhịp tim tương tự như rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất |
|
2.3.1. |
Điều trị kết quả tốt hết các rối loạn (trên điện tim) |
51 - 55 |
2.3.2. |
Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn (trên điện tim) |
61 - 65 |
2.3.3. |
Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu không được quy định khác tại Thông tư này |
|
3. |
Rối loạn nhịp tim dạng nhịp chậm |
|
3.1. |
Hội chứng suy nút xoang như nhịp chậm xoang, ngừng xoang |
|
3.1.1. |
Nhịp chậm xoang |
21 - 25 |
3.1.2. |
Ngừng xoang |
41 - 45 |
3.2. |
Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái: |
|
3.2.1. |
Blốc nhĩ thất độ I |
6 - 10 |
3.2.2. |
Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái |
21 - 25 |
3.2.3. |
Blốc nhĩ thất độ III |
51 - 55 |
3.2.4. |
Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt |
31 - 35 |
3.2.5. |
Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác |
61 - 65 |
4. |
Loạn nhịp ngoại tâm thu |
|
4.1. |
Ngoại tâm thu (độ I - II) |
11 - 15 |
4.2. |
Ngoại tâm thu (độ III trở lên) |
|
4.2.1. |
Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (thỉnh thoảng tái phát) |
21 - 25 |
4.2.2. |
Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ như cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio |
46 - 50 |
5. |
Tâm căn suy nhược |
|
5.1. |
Điều trị khỏi |
0 |
5.2. |
Điều trị ổn định |
6 - 10 |
5.3. |
Điều trị không ổn định |
21 - 25 |
6. |
Hội chứng ngoại tháp (Tỷ lệ áp dụng riêng cho từng Hội chứng: Parkinson, múa vờn) |
|
6.1. |
Mức độ nhẹ |
26 - 30 |
6.2. |
Mức độ vừa |
61 - 65 |
6.3. |
Mức độ nặng |
81 - 85 |
6.4. |
Mức độ rất nặng |
91 - 95 |
7. |
Suy giảm chức năng sinh dục nam |
|
7.1. |
Liệt dương không hoàn toàn |
21 - 25 |
7.2. |
Liệt dương hoàn toàn |
31 - 35 |
8. |
Liệt |
|
8.1. |
Liệt tứ chi |
|
8.1.1. |
Mức độ nhẹ |
61 - 65 |
8.1.2. |
Mức độ vừa |
81 - 85 |
8.1.3. |
Mức độ nặng |
91 - 95 |
8.1.4. |
Mức độ rất nặng |
99 |
8.2. |
Liệt hai tay hoặc hai chân |
|
8.2.1. |
Mức độ nhẹ |
36 - 40 |
8.2.2. |
Mức độ vừa |
61- 65 |
8.2.3. |
Mức độ nặng |
76 - 80 |
8.2.4. |
Liệt hoàn toàn tứ chi |
86 - 90 |
8.3. |
Liệt tay hoặc chân (áp dụng đối với trường hợp liệt 2 bên không đồng đều) |
|
8.3.1. |
Mức độ nhẹ |
21 - 25 |
8.3.2. |
Mức độ vừa |
36 - 40 |
8.3.3. |
Mức độ nặng |
51 - 55 |
8.3.4. |
Liệt hoàn toàn |
61 - 65 |
9. |
Sa sút trí tuệ |
|
9.1. |
Mức độ nhẹ |
21 - 25 |
9.2. |
Mức độ vừa |
41 - 45 |
9.3. |
Mức độ nặng |
61 - 65 |
9.4. |
Mức độ rất nặng |
81 - 85 |
10. |
Di chứng tổn thương do nhồi máu não Tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo loại và mức độ tổn thương chức năng của vùng não bị tổn thương tương ứng áp dụng theo Tiêu chuẩn giám định tổn thương cơ thể do bệnh tật được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/ TTLB-BYT-BLĐTBXH |
|
11. |
Các biến chứng (di chứng) khác do nhiễm độc cacbon monoxit ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB- BYT-BLĐTBXH. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này |
|
Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?