Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Mangan nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp xảy ra cấp tính hoặc từ từ, hay còn gọi là mãn tính. Một số bệnh không chữa khỏi và để lại di chứng. Liên quan đến vấn đề trên, chuyên gia cho tôi hỏi việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Mangan nghề nghiệp được hướng dẫn cụ thể như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia, chân thành cảm ơn và chúc các chuyên gia một ngày làm việc hiệu quả! E'rok (0126***)

Theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Định nghĩa

Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với mangan và hợp chất mangan trong quá trình lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

Mangan và hợp chất mangan trong môi trường lao động.

3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

- Khai thác quặng, tán, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô bioxyt mangan (MnO2)

- Sản xuất, sử dụng ắc quy khô, que hàn;

- Sản xuất dược phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, phân bón

- Công nghiệp hóa học;

- Chế tạo thủy tinh, thuốc màu;

- Luyện thép;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với mangan và hợp chất mangan.

4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

4.1. Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

- Nồng độ mangan vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

4.2. Nhiễm độc mạn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

- Tiếp xúc với mangan trong quá trình lao động;

- Nồng độ mangan vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Mangan niệu > 8 µg/L.

5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

- Nhiễm độc cấp tính: 2 phút;

- Nhiễm độc mạn tính: 2 tháng.

6. Thời gian bảo đảm

- Nhiễm độc cấp tính: 48 giờ

- Nhiễm độc mạn tính: 20 năm.

7. Chẩn đoán

7.1. Lâm sàng

7.1.1. Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Kích thích niêm mạc, mắt, da khi tiếp xúc ở nồng độ cao;

- Kích thích, gây viêm đường hô hấp: ho, viêm phế quản, viêm phổi và giảm chức năng hô hấp.

7.1.2. Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Thần kinh trung ương: Bệnh lý não là hội chứng Parkinson do nhiễm độc mangan với các biểu hiện tâm thần kinh. Triệu chứng sớm và kín đáo chủ yếu về vận động hoặc đôi khi giảm nhận thức;

Nhiễm độc mangan tiến triển qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn I: khó chịu, suy nhược, chán ăn, nhức đầu, cảm xúc để thay đổi, vô cảm, giảm ham muốn tình dục, yếu cơ, ngủ lịm;

+ Giai đoạn II: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phân tích, lo lắng, đôi khi có biểu hiện loạn thần như ảo giác;

+ Giai đoạn III: Giảm vận động dần dần, rối loạn cận ngôn (nói lắp), rối loạn trương lực cơ tứ chi đối xứng, dáng đi vụng về, ngượng ngập, tư thế không ổn định, liệt, cứng cơ, nét mặt kiểu mặt tượng, run tăng khi tập trung, rối loạn phối hợp vận động.

- Hô hấp: Tương tự như nhiễm độc cấp tính.

7.2. Cận lâm sàng

- Mangan máu > 36µg/L;

- Thử nghiệm trí nhớ ngắn hạn: giảm;

- Thử nghiệm run tay: tăng;

- Thử nghiệm thời gian phản xạ đơn giản thị vận động: kéo dài.

8. Chẩn đoán phân biệt

- Bệnh Parkinson;

- Nhiễm độc mangan không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

9. Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Bệnh Parkinson

 

1.1.

Mức độ nhẹ

26 - 30

1.2.

Mức độ vừa

61 - 65

1.3.

Mức độ nặng

81 - 85

1.4.

Mức độ rất nặng

91 - 95

2.

Bệnh viêm phế quản, viêm phổi mạn tính, chưa có rối loạn chức năng hô hấp

15

 

Ghi chú: Tổn thương tại Mục 2 nếu có biến chứng thì thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ tương ứng quy định ở Mục 3; Mục 4.

 

3.

Rối loạn thông khí phổi

 

3.1.

Mức độ nhẹ

11 - 15

3.2.

Mức độ trung bình

16 - 20

3.3.

Mức độ nặng

31 - 35

4.

Tâm phế mạn

 

4.1.

Mức độ 1

16 - 20

4.2.

Mức độ 2

31 - 35

4.3.

Mức độ 3

51 - 55

4.4.

Mức độ 4

81

5.

Các biến chứng (di chứng) khác do nhiễm độc mangan ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại thông tư này. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này

 

Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc Mangan nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
378 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào