Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do Benzen và đồng đẳng

Hiện nay không chỉ chủ doanh nghiệp mà ngay cả người lao động cũng thờ ơ đối với sức khỏe của chính bản thân mình. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do Benzen và đồng đẳng được hướng dẫn cụ thể như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Nguyễn Trương Hoàng (hoang***@gmail.com)

Theo quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Định nghĩa

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với benzen hoặc đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) trong quá trình lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

Benzen hoặc toluen hoặc xylen trong môi trường lao động.

3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

- Khai thác, chế biến dầu mỏ;

- Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen;

- Sử dụng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn xuất;

- Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng;

- Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ;

- Điều chế cao su và sử dụng các dung môi có chứa benzen và đồng đẳng để hòa tan cao su, nhựa thiên nhiên và tổng hợp;

- Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men, mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế tạo da mềm (da simili);

- Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và đồng đẳng;

- Sử dụng benzen để hút nước trong rượu cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen.

4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

4.1. Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

- Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

4.2. Nhiễm độc mạn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

- Tiếp xúc với benzen hoặc toluen hoặc xylen trong quá trình lao động;

- Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng benzen (toluen, xylen) vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành:

Trong trường hợp tiếp xúc với hỗn hợp các chất này thì hệ số tiếp xúc (T) phải lớn hơn 1, tính theo công thức sau: 

Trong đó:

+ T là hệ số tiếp xúc với hỗn hợp benzen, toluen và xylen trong không khí môi trường lao động.

+ T1, T2, T3 là kết quả nồng độ của benzen, toluen, xylen (được đánh số thứ tự 1, 2, 3) đo được trong không khí môi trường lao động tính theo ca làm việc (mg/m3).

+ L1, L2, L3 là các giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc của benzen, toluen, xylen (được đánh số thứ tự 1, 2, 3) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

- Benzen máu trên 5 µg/L hoặc toluen máu trên 20 µg/L hoặc metyl hyppuric niệu trên 1,5 g/g creatinin đối với xylen.

5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

Không quy định.

6. Thời gian bảo đảm

6.1. Nhiễm độc cấp tính: 24 giờ

6.2. Nhiễm độc mạn tính:

- Tăng sản tế bào máu không ác tính: 1 tháng;

- Giảm sản tế bào máu không ác tính: 1 năm;

- Suy tủy, bệnh bạch cầu cấp: 15 năm.

7. Chẩn đoán

7.1. Lâm sàng

7.1.1. Nhiễm độc benzen

a) Cấp tính

- Kích ứng da, mắt và đường hô hấp

- Diễn biến thay đổi theo nồng độ benzen trong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc:

Nng độ (ppm)

Nng độ (mg/m3)

Thời gian (gi)

Triệu chứng

25

80

8

Không có triệu chứng lâm sàng

50-150

160- 479

5

Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi

500

1595

1

Chóng mặt, buồn nôn, nôn

7500

23925

1/2

Nguy cơ tử vong

b) Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Rối loạn cơ quan tạo máu không ác tính: Tăng hoặc giảm sản tế bào máu và các triệu chứng lâm sàng kèm theo;

- Bệnh bạch cầu cấp;

- Bệnh u lympho không Hodgkin;

- Ảnh hưởng lên hệ sinh sản: gây đột biến ở tế bào mầm.

7.1.2. Nhiễm độc toluen, xylen

Có thể có các triệu chứng sau:

a) Cấp tính:

- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn lộn, mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ;

- Giảm sức nghe;

- Viêm phổi;

- Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu;

- Viêm gan nhiễm độc;

- Viêm cầu thận (do toluen);

- Tổn thương tim mạch: Gây loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, các loạn nhịp nhanh như nhanh trên thất, rung nhĩ, nhanh thất.

- Các triệu chứng khác tùy theo nồng độ và thời gian tiếp xúc.

+ Đối với Toluen

Nng độ (ppm)

Nồng độ (mg/m3)

Thời gian (giờ)

Triệu chứng

2,5

9,4

 

Ngửi thấy mùi thơm

100

376

8

Có thể có đau đầu nhẹ

200

752

8

Kích ứng nhẹ

400

1504

8

Kích ứng và mất phối hợp vận động

800

3008

3

Nôn nhiều

4000

15040

1

Hôn mê

+ Đối với Xylen

Nng độ (ppm)

Nng độ (mg/m3)

Thời gian (gi)

Triệu chứng

1

4,34

 

Ngửi thấy mùi thơm

100

434

4

Có thể kéo dài thời gian phản xạ

200

868

4

Kích ứng, thời gian phản xạ kéo dài, giảm thị lực, giảm thính lực, rối loạn tiền đình

300

1302

2

Suy giảm chức năng tâm thần, trí nhớ và phản xạ

700

3038

1

Choáng váng

b) Mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Bệnh lý não mạn tính (do nhiễm độc dung môi hữu cơ trong đó bao gồm cả toluen và xylen):

+ Mức độ nhẹ (hồi phục khi ngừng tiếp xúc): Hội chứng rối loạn cảm xúc do tiếp xúc với dung môi hữu cơ: trầm cảm, dễ cáu giận, giảm sự tập trung chú ý;

+ Mức độ trung bình: Mệt mỏi, tâm trạng bất an, giảm trí nhớ, giảm tập trung, suy giảm chức năng tâm thần vận động (tốc độ xử lý thông tin, khéo léo);

+ Mức độ nặng (không hồi phục): Mất năng lực trí tuệ nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động xã hội hoặc kỹ năng công việc;

- Gan to;

- Tổn thương ống thận (do toluen);

- Tổn thương tim mạch.

7.2. Cận lâm sàng

7.2.1. Nhiễm độc benzen

Axit t,t-muconic niệu > 0,5 g/g creatinin, hoặc axit S-phenylmercapturic niệu > 25 mcg/g creatinin.

7.2.2. Nhiễm độc toluen, xylen

- Với toluen: Toluene máu trước ca làm việc cuối cùng của tuần làm việc >0,02 mg/L hoặc toluene niệu cuối ca làm việc > 0,03 mg/L hoặc O-crezon niệu > 0,3 mg/g creatinin.

- Với xylen: axit metyl hyppuric niệu > 1,5 g/g creatinin.

8. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc benzen và đồng đẳng (loluen, xylen) không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

9. Hướng dẫn giám định

Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng cho cả nhiễm độc benzen và các chất đồng đẳng của benzen.

Tùy theo chẩn đoán xác định nhiễm độc benzen hay toluen hoặc xylen sẽ gây ra các tổn thương tương ứng.

TT

Tn thương cơ th

Tỷ lệ (%)

1.

Giảm Bạch cầu

 

1.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

1.2.

Mức độ 2 (vừa)

21 - 25

1.3.

Mức độ 3 (nặng)

31 - 35

1.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

51 - 55

2

Giảm dòng hồng cầu (thiếu máu)

 

2.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

2.2.

Mức độ 2 (vừa)

26 - 30

2.3.

Mức độ 3 (nặng)

41 - 45

2.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

61 - 65

2.5.

Bệnh có biến chứng: tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

3.

Giảm Tiểu cầu

 

3.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

3.2.

Mức độ 2 (vừa)

21 - 25

3.3.

Mức độ 3 (nặng)

31 - 35

3.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

41 - 45

4.

Suy tủy

 

4.1.

Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3.

 

4.2.

Giảm từ hai dòng trở lên: Tỷ lệ được tính bằng tổng tỷ lệ các tổn thương tương ứng tại các Mục 1, 2, 3 (cộng lùi).

 

5.

Bệnh tăng sản tế bào máu không ác tính

 

5.1.

Chưa có biến chứng

10 - 15

5.2.

Có biến chứng khác tương tự như tắc mạch, sỏi thận, gút, loét dạ dày hành tá tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận liên quan được quy định tại bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại Thông tư này.

 

6.

Bệnh bạch cầu cấp (Leucemie)

 

6.1.

Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn

61

6.2.

Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát

71 - 75

6.3.

Không đáp ứng điều trị

91

7.

U lympho không Hogkin

 

7.1.

Giai đoạn I

61 - 65

7.2.

Giai đoạn II

71 - 75

7.3.

Giai đoạn III

81 - 85

7.4.

Giai đoạn IV (IVA hoặc IVB)

91

 

Bệnh U lympho không Hogkin gây biến chứng tại cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ giai đoạn tương ứng của bệnh và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng được quy định tại bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

8.

Viêm gan mạn do nhiễm độc

 

8.1.

Viêm gan mạn ổn định

26 - 30

8.2.

Viêm gan mạn tiến triển

41 - 45

9.

Xơ gan

 

9.1.

Giai đoạn 0

31 - 35

9.2.

Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)

41 - 45

9.3.

Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)

61 - 65

9.4.

Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)

71 - 75

10.

Suy chức năng gan

 

10.1.

Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughA)

21 - 25

10.2.

Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughB)

41 - 45

10.3.

Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả sinh hóa tương đương Child-PughC)

61 - 65

11.

Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn tính tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức độ của bệnh thận mạn tính được quy định ở Mục 12

 

12.

Bệnh thận mạn tính

 

12.1.

Giai đoạn 1: tổn thương mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)

21 - 25

12.2.

Giai đoạn 2: tổn thương mức lọc cầu thận giảm nhẹ ( 60-89ml/1 phút)

31 - 35

12.3.

Giai đoạn 3: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ trung bình (30- 59ml/1 phút)

41 - 45

12.4.

Giai đoạn 4: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ nghiêm trọng (15-29ml/1 phút)

61 - 65

12.5.

Giai đoạn 5: Ure máu cao mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối

 

12.5.1.

Không lọc máu

71 - 75

12.5.2.

Có lọc máu

91

13.

Bệnh não mạn tính do tiếp xúc với dung môi hữu cơ

 

13.1.

Điều trị ổn định

6 - 10

13.2.

Mức độ nhẹ

11 - 15

13.3.

Mức độ trung bình

21 - 25

13.4.

Mức độ nặng

31 - 35

14.

Hội chứng tiền đình

 

14.1.

Hội chứng tiền đình (dạng cơn) điều trị ổn định

6 - 10

14.2.

Hội chứng tiền đình điều trị không ổn định

 

14.2.1.

Mức độ nhẹ

21 - 25

14.2.2.

Mức độ vừa

41 - 45

14.2.3.

Mức độ nặng

61 - 65

14.2.4.

Mức độ rất nặng

81 - 85

15.

Nghe kém hai tai do nhiễm độc

 

15.1.

Nghe kém nhẹ hai tai

6 - 10

15.2.

Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một tai

16 - 20

15.3.

Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai

21 - 25

15.4.

Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một tai

26 - 30

15.5.

Nghe kém trung bình hai tai

 

15.5.1.

Mức độ I

21 - 25

15.5.2.

Mức độ II

26 - 30

15.6.

Nghe kém trung bình một tai, nghe kém nặng một tai

31 - 35

15.7.

Nghe kém trung bình một tai, nghe kém rất nặng 1 tai

36 - 40

15.8.

Nghe kém nặng hai tai

 

15.8.1.

Mức độ I

41 - 45

15.8.2.

Mức độ II

46 - 50

15.9.

Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng một tai

51 - 55

15.10.

Nghe kém quá nặng hai tai

 

15.10.1.

Mức độ I

61 - 65

15.10.2.

Mức độ II

71

16.

Rối loạn nhịp tim

 

16.1.

Loạn nhịp ngoại tâm thu

 

16.1.1.

Độ I - II

11 - 15

16.1.2.

Độ III trở lên

 

16.1.2.1.

Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)

21 - 25

16.1.2.2.

Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio,...)

46 - 50

16.2.

Nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt

6 - 10

16.3.

Cơn nhịp nhanh kịch phát

 

16.3.1.

Điều trị kết quả tốt

11 - 15

16.3.2.

Tái phát nhiều lần, hết cơn không khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch,...)

31 - 35

16.4.

Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đính, nhịp nhanh thất...

 

16.4.1.

Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện, thuốc,....) hết các rối loạn (trên điện tim)

51 - 55

16.4.2.

Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn nhịp trên điện tim

61 - 65

16.4.3.

Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ Mục 8.6.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng cơ quan bị tổn thương

 

17.

Tổn thương mắt

 

17.1.

Rối loạn sắc giác do nhiễm độc

16 - 20

17.2.

Sẹo giác mạc áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH sau khi loại trừ tối đa giảm thị lực do các nguyên nhân khác và cộng lùi 10%.

 

18.

Các biến chứng (di chứng) khác do nhiễm Benzen và các chất đồng đẳng ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do Benzen và đồng đẳng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
917 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào