Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe người lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, anh chị cho tôi hỏi việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp được hướng dẫn cụ thể như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ anh chị. Tôi cảm ơn! Ngọc Hiếu (hieu***@gmail.com)

Theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Định nghĩa

Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với chì và hợp chất chì trong quá trình lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

Chì và hợp chất chì trong môi trường lao động.

3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

- Khai thác, chế biến quặng chì;

- Thu hồi chì từ phế liệu;

- Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim chì;

- Hàn, mạ bằng hợp kim chì;

- Chế tạo, xén, cắt, đánh bóng các vật liệu bằng chì và hợp kim chì;

- Chế tạo và sửa chữa ắc quy, pin chì;

- Tôi luyện và kéo các sợi dây thép có chì;

- Điều chế và sử dụng các oxyt chì và muối chì;

- Pha chế và sử dụng sơn, vét-ni, mực in, mát tít, phẩm màu có chì;

- Chế tạo và sử dụng các loại men, thủy tinh có chì;

- Cạo, đột, cắt các vật liệu có phủ lớp sơn chì;

- Pha chế và sử dụng tetraethyl chì, các nhiên liệu có chứa chì; cọ rửa cá thùng chứa các nhiên liệu này;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với chì và hợp chất chì.

4. Gii hạn tiếp xúc tối thiểu

4.1. Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

- Nồng độ chì trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

4.2. Nhiễm độc mạn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

- Tiếp xúc với chì trong môi trường lao động;

- Nồng độ chì trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Có nồng độ chì trong máu trên 10 µg/dL.

5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

- Đối với thể cấp tính: 2 giờ;

- Đối với thể mạn tính: 2 tháng.

6. Thời gian bảo đảm

6.1. Đối với nhiễm độc chì vô cơ

- Đau bụng chì: 30 ngày;

- Thiếu máu: 3 tháng;

- Viêm ống thận: 1 năm;

- Viêm cầu thận: 10 năm;

- Các tổn thương khác: 1 năm.

6.2. Đối với nhiễm độc chì hữu 

- Cấp tính: 10 ngày

- Mạn tính: 2 năm

7. Chn đoán

7.1. Lâm sàng

7.1.1. Nhiễm độc chì vô cơ

a) Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, giảm trí nhớ, giảm tình dục, mất ngủ. Nếu nặng hơn thì có biểu hiện bệnh lý não (co giật, hôn mê, sảng, rối loạn vận động, phù gai thị, tăng áp lực nội sọ);

- Thần kinh ngoại biên: giảm dẫn truyền thần kinh, liệt ngoại biên;

- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng chì, nôn, táo bón;

- Viêm thận, suy thận cấp;

- Thiếu máu;

b) Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng, hội chứng sau:

- Rối loạn thần kinh trung ương: suy nhược thần kinh;

- Thần kinh ngoại vi: giảm dẫn truyền thần kinh vận động;

- Hệ thống tạo máu: có thể thiếu máu;

- Thận: viêm cầu thận protein niệu tăng, viêm ống thận;

- Hệ thống sinh sản: rối loạn kinh nguyệt, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, giảm hứng thú tình dục;

- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa tương tự như nhiễm độc cấp tính nhưng nhẹ hơn và có đường viền Burton.

7.1.2. Nhiễm độc chì hữu cơ

a) Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

- Trạng thái ức chế hoặc kích thích, co giật, sảng, múa giật, hôn mê;

- Kích ứng niêm mạc, hắt hơi sổ mũi, sạm da, mắt, ngứa, nóng, đỏ;

- Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng.

b) Nhiễm độc mạn tính

Triệu chứng tương tự như cấp tính nhưng có thể có những triệu chứng cụ thể sau:

- Thần kinh: Dễ cáu kính, mất ngủ, ác mộng, ảo giác, loạn thần, run, rối loạn thăng bằng (thất điều);

- Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn.

7.2. Cận lâm sàng

7.2.1. Cấp tính

- Nhiễm độc chì vô cơ: Chì huyết > 80 µg/dL;

- Nhiễm độc chì hữu cơ: chì niệu > 150 µg/dL (lấy nước tiểu 24 giờ).

7.2.2. Mạn tính

- Nhiễm độc chì vô cơ: Chì huyết > 40 µg/dL; Delta-ALA niệu > 10 mg/L (lấy nước tiểu 24 giờ);

- Nhiễm độc chì hữu cơ: chì niệu > 150 µg/dL (lấy nước tiểu 24 giờ);

- Có thể chỉ định thêm các xét nghiệm: chì niệu (lấy nước tiểu 24 giờ), công thức máu, hồng cầu hạt ưa kiềm và một số xét nghiệm chẩn đoán khác.

8. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc chì không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

9. Hướng dẫn giám định

9.1. Bệnh nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp

TT

Tn thương cơ th

Tỷ lệ(%)

1.

Hội chứng đau bụng chì

11 - 15

2.

Thiếu máu

 

2.1.

Mức độ 1 (nhẹ)

11 - 15

2.2.

Mức độ 2 (vừa)

26 - 30

2.3.

Mức độ 3 (nặng)

41 - 45

2.4.

Mức độ 4 (rất nặng)

61 - 65

2.5.

Thiếu máu có biến chứng: tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng ở các cơ quan bộ phận tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH

 

3.

Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn tính áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức độ của bệnh thận mạn tính quy định ở Mục 4.

 

4.

Bệnh thận mạn tính (*)

 

4.1.

Giai đoạn 1: tổn thương mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)

21 - 25

4.2.

Giai đoạn 2: tổn thương mức lọc cầu thận giảm nhẹ (60-89ml/1 phút)

31 - 35

4.3.

Giai đoạn 3: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ trung bình (30- 59ml/1 phút)

41 - 45

4.4.

Giai đoạn 4: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ nghiêm trọng (15-29ml/1 phút)

61 - 65

4.5.

Giai đoạn 5: Ure máu cao mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối

 

4.5.1.

Không lọc máu

71 - 75

4.5.2.

Có lọc máu

91

5.

Tâm căn suy nhược

 

5.1.

Điều trị khỏi

0

5.2.

Điều trị ổn định

6 - 10

5.3.

Điều trị không ổn định

21 - 25

6.

Tổn thương dây thần kinh (chi phối cơ duỗi)

 

6.1.

Tổn thương thần kinh quay

 

6.1.1.

Tổn thương nhánh

11 - 15

6.1.2.

Tổn thương bán phần

26 - 30

6.1.3.

Tổn thương hoàn toàn

41 - 45

6.2.

Tổn thương liệt một bàn tay

 

6.2.1.

Mức độ nhẹ

16 - 20

6.2.2.

Mức độ vừa

26 - 30

6.2.3.

Mức độ nặng

36 - 40

6.2.4.

Mất chức năng hoàn toàn

41 - 45

6.3.

Tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài

 

6.3.1.

Tổn thương nhánh

6 - 10

6.3.2.

Tổn thương bán phần

16 - 20

6.3.3.

Tổn thương hoàn toàn

26 - 30

7.

Tổn thương não: Tùy theo loại tổn thương áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

8.

Các biến chứng (di chứng) khác do nhiễm độc chì vô cơ ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

9.2. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ nghề nghiệp

TT

Tn thương cơ th

Tỷ lệ (%)

1.

Hội chứng ngoại tháp

 

1.1.

Mức độ nhẹ

26 - 30

1.2.

Mức độ vừa

61 - 65

1.3.

Mức độ nặng

81 - 85

1.4.

Mức độ rất nặng

91 - 95

2.

Rối loạn tâm thần (hoang tưởng, phân liệt)

 

2.1.

Điều trị khỏi

0

2.2.

Điều trị ổn định

31 - 35

2.3.

Điều trị không ổn định

51 - 55

2.4.

Điều trị không kết quả

61 - 65

3.

Rối loạn loạn thần dạng ảo giác

 

3.1.

Ảo giác điều trị khỏi

0

3.2.

Ảo giác điều trị ổn định

21 - 25

3.3.

Ảo giác điều trị không ổn định

31 - 35

3.4.

Ảo giác điều trị không kết quả

41 - 45

4.

Rối loạn giấc ngủ

 

4.1.

Điều trị khỏi

0

4.2.

Điều trị ổn định

1 - 5

4.3.

Điều trị không ổn định

11 - 15

4.4.

Điều trị không kết quả

21 - 25

5.

Biến chứng (di chứng) khác ở các cơ quan, bộ phận do nhiễm độc chì hữu cơ được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
323 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào