Ai có trách nhiệm lập, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hằng năm?
Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 114/2018/NĐ-CP Về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định như sau:
"Điều 25. Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp."
Như vậy, theo quy định này thì trách nhiệm lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc về chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện và tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi.
Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản tổ chức 27/2 ngày Thầy thuốc Việt Nam mới nhất 2025?
- Các bước thực hiện hoàn thuế TNCN tự động theo Quyết định 108 từ 2025?
- 03 trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện từ 1/2/2025?
- Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời của Đảng viên năm 2025?
- CBCCVC có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?