Đánh giá rủi ro kiểm toán để chuẩn bị kiểm toán

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Viết Tuấn, tìm hiểu quy định của pháp luật về quy trình kiểm toán. Có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Đánh giá rủi ro kiểm toán để chuẩn bị kiểm toán được hưỡng dẫn như thế nào? 

Đánh giá rủi ro kiểm toán để chuẩn bị kiểm toán được hưỡng dẫn thực hiện theo theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Quyết định 07/2017/QĐ-KTNN, cụ thể như sau:

3.1. Mục đích

Xác định được các loại rủi ro (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro còn lại) cũng như mức độ rủi ro (cao, thấp, trung bình) gắn với tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trên cơ sở mô hình hoạt động để quyết định các vấn đề, nội dung, hay hoạt động cần được kiểm toán.

3.2. Hướng dẫn thực hiện

Ma trận rủi ro được sử dụng để xác định mức độ cao, thấp, trung bình của từng loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro còn lại.

a) Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Đánh giá rủi ro tiềm tàng được thực hiện trên cơ sở hiểu biết đầy đủ mô hình hoạt động. Các rủi ro tiềm tàng được liệt kê cho từng phần của mô hình hoạt động:

- Đầu vào: Rủi ro tiềm tàng được xác định liên quan đến nguồn lực, tài chính và các nguồn lực khác được sử dụng cho chương trình, hoạt động (liên quan đến tính kinh tế).

- Quy trình: Rủi ro tiềm tàng được xác định liên quan đến quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra được mô tả trong mô hình hoạt động (liên quan đến tính hiệu quả).

- Đầu ra: Rủi ro tiềm tàng được xác định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ tạo ra từ chương trình, hoạt động (liên quan đến tính hiệu lực).

- Kết quả: Rủi ro tiềm tàng được xác định liên quan đến khả năng đạt mục tiêu/nhóm mục tiêu cuối cùng của chương trình, hoạt động (liên quan đến tính hiệu lực).

b) Đánh giá rủi ro kiểm soát

Mô tả và phân tích các thủ tục kiểm soát nội bộ được thiết kế và áp dụng đối với từng phần của mô hình hoạt động để đánh giá được khả năng xảy ra và mức độ tác động của rủi ro kiểm soát.

c) Đánh giá rủi ro còn lại

Trên cơ sở mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, rủi ro còn lại được xác định tương ứng (cao, thấp, trung bình - sử dụng ma trận rủi ro) để định hướng xây dựng mục tiêu kiểm toán và nội dung kiểm toán.

(Đánh giá rủi ro kiểm toán - Mẫu số 04/HSKT-KTHĐ kèm theo)

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
289 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào